Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Kết quả thực hiện đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực gia đình và đời sống xã hội tại xã Quảng Giao.

1. Cơ cấu cán bộ nữ trong hệ thống chính trị

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, Đảng ủy - UBND xã đã xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ có năng lực, trình độ, triển vọng để bổ sung vào nguồn quy hoạch cán bộ của xã.

Thực trạng xã hiện nay do công tác bầu cử khóa này hiện nay xã không có nữ lãnh đạo chủ chốt.

Cán bộ nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 là 02 người chiếm 15.4%. Số Đại biểu HĐND xã là nữ là 04 người chiếm 17.39% tổng số Đại biểu HĐND xã. Cán bộ, công chức là nữ có 05 người chiếm 25% tổng số cán bộ, công chức của xã

2. Chính sách xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ nghèo trong xã

Để đảm bảo nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng phụ nữ nghèo, cận nghèo có nhu cầu vay để phát triển kinh tế, trong những năm qua UBND xã đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, quy định của Ngân hàng về cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đến các tầng lớp phụ nữ và nhân dân.

Số lượng phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phụ nữ khuyết tật của xã có nhu cầu vay vốn là 131 người, trong đó: số phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi được vay vốn từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức khác là 131 người, đạt 100%.

Hội LHPN xã đã xây dựng quỹ mua lợn tặng cho chị em thuộc phụ nữ nghèo giúp chị em vươn lên thoát nghèo.

3. Công tác thực hiện Luật Hôn nhân gia đình

Những năm trở lại đây địa phương không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn. Đạt được những kết quả đó là do địa phương đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ và nhân dân với nhiều hình thức phù hợp về những tác hại, hậu quả và hệ lụy do tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, hôn nhân cận huyết mang lại nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chấm dứt tảo hôn, cưỡng ép kết hôn và hôn nhân cận huyết trong địa bàn xã.

4. Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới.

Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong đó nội dung hoạt động tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật và kiến thức về giới, bình đẳng giới được triển khai rộng rãi đến cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong xã.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào phổ biến pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình, xử lý vi phạm hành chính, hình sự liên quan đến bình đẳng giới, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật hôn nhân và gia đình; Tuyên truyền về nội dung của các văn bản như: Nghị định 126/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân gia đình; Pháp lệnh dân số; Nghị định số: 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự. Kết hợp tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng ngừa, xử lý đối với hành vi tảo hôn, hôn nhân cận huyết, bất bình đẳng giới, với việc tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt trong tuân thủ, chấp hành pháp luật.

Hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp như: Bài tuyên truyền, băng Zôn, khẩu hiệu; sử dụng mạng lưới thông tin, loa truyền thanh xã; sinh hoạt câu lạc bộ; lồng ghép giao lưu, sinh hoạt văn hoá, hoà giải cơ sở, các cuộc họp, hội nghị của thôn xã; đưa vào tiêu chuẩn gia đình văn hoá, thôn văn hoá. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, trưởng thôn tham gia tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu về hôn nhân và gia đình, nghiêm túc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước.

Mỗi tháng UBND xã có 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã (tính từ năm 01/01/2016 đến tháng 08/11/2017).

Tổng số chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã năm 2016 là 24 chuyên mục, bình quân 02 chuyên mục/tháng, năm 2017 là 20 chuyên mục, bình quân 02 chuyên mục/tháng.

5. Công tác xây dựng mô hình địa chỉ tin cậy, Nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng.

Thực trạng bạo lực gia đình đang diễn ra hết sức phức tạp ở Việt Nam, khiến nhiều gia đình tan nát, không ít người tuyệt vọng tìm đến cái chết, gây ra nhiều hệ lụy lớn trong xã hội.

Ngày nay, người phụ nữ đã tiến những bước dài trên con đường bình đẳng giới. Tuy nhiên, bạo lực gia đình vẫn đang diễn ra phức tạp, mức độ ngày càng nghiêm trọng.Vì thế, “Nhà tạm lánh” là một địa chỉ tin cậy và thực sự an toàn đối với đối tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhằm tránh rủi ro về sức khỏe, tinh thần, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả do bạo lực gia đình gây ra.

Hiện nay trên địa bàn xã có 01 địa chỉ tin cậy và đã được Chủ tịch UBND xã ra Quyết định số: 03/QĐ-UBND ngày 04/02/2017 Công nhận Nhà tạm lánh ở cộng đồng xã Quảng Giao.

Tên được gọi “Nhà tạm lánh”, địa chỉ: Thôn 6, Quảng Giao, Quảng Xương, Thanh hóa, thành lập ngày 04/02/2017, người đứng đầu là Ông: Lê Trọng Lục.

Mô hình “Nhà tạm lánh” bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần trang bị kiến thưc, kỹ năng và bảo vệ chị em phụ nữ khi bị bạo lực gia đình, đây là địa chỉ tin cậy đối với chị em phụ nữ, những người không may cơ nhỡ được giúp đỡ hỗ trợ ban đầu, góp phần tích cực vào chương trình phòng chống bạo lực gia đình, vì sự bình đẳng và tiến bộ của chị em phụ nữ.

Tin: Văn Đình Thông-Công chức Văn phòng.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG GIAO - HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Chịu trách nhiệm: Ông Phạm Văn Bình - Chủ tịch UBND xã Quảng Giao

Địa chỉ: Thôn Đai, Quảng Hải, Quảng Xương, Thanh Hóa

Số điện thoại:0947189286

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa